Đại hội cổ đông là cuộc họp quan trọng trong các công ty cổ phần. Trước khi triệu tập đại hội đồng cổ đông, công ty cần phải lên danh sách các cổ đông dự họp để gửi thư mời đến họ. Vậy ai có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông? Trong bài viết dưới đây, Bvote sẽ giúp bạn giải đáp một cách cho tiết nhất.
Đại hội đồng cổ đông là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc ai có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông chúng ta cần nắm được khái niệm đại hội đồng cổ đông là gì? Đại hội đồng cổ đông là một phần trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết. Đây là cơ quan quyết định cao nhất có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo các mô hình khác nhau. Đại hội đồng cổ đông sẽ được họp thường niên mỗi năm một lần.
Ngoài ra, còn có các cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường và họp thường niên trong thời hạn là 04 tháng kể từ khi năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị và cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, tuy nhiên không được quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Ai có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông?
Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp năm 2020 chưa có quy định cụ thể cổ đông có quyền dự họp đại hội cổ đông. Tuy nhiên, thông qua các quy định về quyền và nghĩa vụ của các loại hình cổ đông trong công ty có thể thấy rằng cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi đều có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông. Cụ thể như sau:
Cổ đông phổ thông
Cổ đông phổ thông có quyền tham dự, phát biểu và biểu quyết trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Điều này đã được quy định rất rõ tại Điểm a Khoản 1 Điều 115 trong Luật doanh nghiệp 2020. Cổ đông phổ thông có quyền thực hiện biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người uỷ quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ của công ty và pháp luật quy định.
Cổ đông ưu đãi biểu quyết
Với thắc mắc ai có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông thì câu trả lời là cổ đông ưu đãi biểu quyết. Cổ đông ưu đãi biểu quyết có quyền tương tự như cổ đông phổ thông theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, cổ đông sở hữu cổ phần biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ khi chuyển nhượng theo bản án có quyết định của toà án đã có hiệu lực hoặc thừa kế. Ngoài việc bị cấm tự do chuyển nhượng cổ phần, cổ đông ưu đãi biểu quyết còn được hưởng những quyền tương tự như cổ đông phổ thông.
Cổ đông ưu đãi cổ tức
Ai có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông? Chỉ có cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết mới có quyền tham dự và thực hiện biểu quyết. Còn cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết và dự họp đại hội đồng cổ đông, đề cử người Hội đồng quản trị, ban kiểm soát. Chỉ trong những trường hợp nghị quyết đại hội đồng cổ đông có nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông cổ phần ưu đãi cổ tức thì cổ đông này mới có quyền để dự họp đại hội đồng cổ đông.
Cổ đông ưu đãi hoàn lại
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoãn lại không có quyền biểu quyết và tham dự đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Theo đó, cổ đông ưu đãi hoàn lại chỉ có quyền được tham gia vào cuộc họp đại hội đồng cổ đông trong hai trường hợp như sau:
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông dựa theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
- Nghị quyết đại hội về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền cũng như nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Tìm hiểu thêm:
Giải pháp họp đại hội cổ đông trực tuyến ứng dụng công nghệ Blockchain
Phần mềm bỏ phiếu online hiện đại nhất 2023
Tổ chức sự kiện ứng dụng công nghệ Blockchain uy tín
Quyền hạn và nghĩa vụ của đại hội đồng cổ đông là gì?
Bên cạnh câu hỏi ai có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông thì quyền và nghĩa vụ của đại hội đồng cổ đông cũng được nhiều người quan tâm. Theo điều 138 Luật doanh nghiệp 2020, quyền và nghĩa vụ của đại hội đồng cổ đông được quy định cụ thể như sau:
- Thông qua nghị quyết về sự phát triển của công ty.
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, quyền mức cổ tức hàng năm của các loại cổ phần.
- Bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm các thành viên trong hội đồng quản trị và kiểm soát viên trong doanh nghiệp.
- Quyền quyết định đầu tư và bán số tài sản với giá trị từ 35% so với tổng giá trị tài sản trở lên và được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ một số trường hợp điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hay giá trị khác.
- Quyền quyết sửa đổi và bổ sung các điều lệ của công ty.
- Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
- Quyết định tổ chức hoặc giải thể lại công ty.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc ai có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông. Theo quy định hiện hành thì cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết là những thành phần có quyền tham dự và thực hiện biểu quyết trong cuộc họp.
Có thể bạn cần biết:
Mẫu giấy chứng nhận cổ đông mới nhất cập nhật năm 2023
Tìm hiểu thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần