Trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa được xem là giải pháp tối ưu. Với tính chất công khai, minh bạch trong giao dịch mạng lưới, công nghệ Blockchain đã trở thành một công cụ đắc lực của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Cùng Bvote điểm qua những lợi ích và hạn chế của ứng dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp ngay sau đây.
Ứng dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp mang đến lợi ích gì?
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực nông nghiệp mang đến nhiều lợi ích như:
Truy xuất nguồn gốc
Đặc tính của Blockchain mang đến đó là có thể lưu trữ và hiển thị thông tin gốc chính xác, các dữ liệu sẽ tồn tại mãi mãi mà không thể chỉnh sửa. Do đó, việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp sẽ giúp giải quyết và xác nhận thông tin về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
Hệ thống Blockchain có thể lưu lại tất cả các giao dịch diễn ra,những người tham gia vào hệ thống này có quyền xác minh những giao dịch đó. Vậy nên, những sản phẩm nông nghiệp khi bán ra sẽ được lưu lại toàn bộ quá trình từ gieo trồng, chăm bón, thu hoạch. Từ đó, khách hàng có thể biết được về nguồn gốc của sản phẩm, đơn vị vận chuyển và nhà cung cấp.
Hơn nữa, những thông tin khi được lưu trữ gần như sẽ không có sự thay đổi, độ tin cậy thông tin về nguồn gốc sản phẩm gần như tuyệt đối. Do đó, ngành nông nghiệp sẽ chú trọng hơn đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng, giúp cho người sử dụng an tâm khi dùng sản phẩm.
Tránh các sai sót và rủi ro
Những hoạt động trên nền tảng Blockchain là hoàn toàn tự động, nên hỗ trợ giảm thiểu các chi phí từ khâu vận hành thủ công trước đây. Những hợp đồng thông minh Smart Contract giúp giảm thiểu tối đa sai sót ở nhiều quá trình. Từ đó, quyền lợi của người nông dân trong mua bán và trao đổi hàng hóa cũng trở nên dễ dàng, những giao dịch có thể diễn ra nhanh chóng mà không cần qua bên trung gian, hệ thống Blockchain sẽ giúp đảm bảo minh bạch trong giao dịch.
Tăng giá trị nông sản
Hiện nay, việc xuất khẩu tại Việt Nam còn khá phức tạp bởi nhiều thủ tục rườm rà, cần phải trải qua nhiều khâu trung gian khác nhau. Vậy nên, chi phí cho những giao dịch khi xuất khẩu hàng năm chiếm đến 15% đến 20%. Việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp mở ra một tương lai mới khi xuất khẩu nông sản.
Với những tính năng hiện đại, từ đó xây dựng sự tin tưởng trong giao dịch giữa hai bên xa lạ với nhau. Công nghệ Blockchain giảm thiểu tối đa các khâu trung gian, những thủ tục phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức cũng giảm đi nhiều. Tất cả các giao dịch có thể diễn ra nhanh chóng, mang đến độ chính xác cao. Hệ thống của Blockchain đảm bảo gần như tuyệt đối việc thanh toán diễn ra, không vi phạm hợp đồng hay có sự tác động từ bên thứ 3.
Xây dựng niềm tin, tăng lợi thế cạnh tranh
Bằng việc cung cấp đầy đủ những thông tin thuộc chuỗi cung ứng, ứng dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp có thể giúp cho người tiêu dùng có một cái nhìn tổng quan nhất về nguồn gốc sản phẩm. Từ đó có thể an tâm sử dụng những sản phẩm luôn được đảm bảo an toàn. Nhờ công nghệ Blockchain giúp hạn chế tối đa nguy cơ làm giả, kiểm soát tốt chất lượng, từ đó doanh nghiệp sẽ gây dựng được lòng tin với khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh.
Quản lý quy trình nông nghiệp tự động
Với các nhà sản xuất, ứng dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp sẽ giúp quản lý toàn bộ quy trình từ nông trại cho đến khi nông sản được lên kệ, Những thông tin về người nuôi trồng, chăm sóc, vận chuyển, lưu trữ và chế biến đều được theo dõi sát sao bằng hệ thống. Nhờ vậy, các nhà xuất có thể kiểm soát tốt hơn những hoạt động thuộc chuỗi cung ứng, giảm thiểu nguy cơ sản phẩm không đạt chất lượng.
Hạn chế ứng dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp
Không thể phủ nhận được những lợi ích của Blockchain mang đến cho nông nghiệp. Tuy nhiên, công nghệ này cũng có những mặt hạn chế nhất định như:
- Blockchain không sinh ra vì nông nghiệp nên chưa được tối ưu hóa, việc thiết lập các hợp đồng thông minh trong nông nghiệp là điều đáng mong đợi nhưng cần nhiều thời gian.
- Không thể thay đổi thông tin: Một khi dữ liệu bị nhập sai, những quy trình được xây dựng trên nền tảng thông tin đó sẽ khiến gây ra nhiều khó khăn về sau.
- Khó khăn khi ứng dụng Blockchain vào hệ thống sản xuất cũ và nhỏ: Hiện có nhiều nền nông nghiệp chưa triển trai hệ thống Internet vạn vật (IoT) nên sẽ rất khó khăn khi Blockchain được triển khai.
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng ứng dụng công nghệ Blockchain vào nông nghiệp mang đến nhiều lợi ích to lớn. Nếu như bạn còn bất cứ băn khoăn và thắc mắc nào hãy liên hệ ngay đến Bvote để được giải đáp nhanh chóng.