Cổ đông chiến lược là gì? Đặc điểm, lợi ích, hạn chế của cổ đông chiến lược

Cổ đông phổ thông không thể thiếu đối với doanh nghiệp

Cổ đông chiến lược là gì? Điều này đang được khá nhiều người tìm kiếm khi họ có ảnh hưởng khá nhiều đến doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng BVOTE tìm hiểu cụ thể hơn về khái niệm cổ đông chiến lược. Đồng thời xác định những ưu điểm, hạn chế mà họ phải chịu nhé.

Cổ đông chiến lược là gì?

Khái niệm

Hiểu cơ bản, cổ đông chiến lược chính là những chủ thể được coi là nhà đầu tư chiến lược trong mô hình doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Trong đó cổ đông là các cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất 1 cổ phần trong công ty.

Cổ đông chiến lược là những chủ thể quan trọng, có ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp
Cổ đông chiến lược là những chủ thể quan trọng, có ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp

Pháp luật hiện hành quy định, một công ty được phép có tối đa là 3 cổ đông chiến lược. Tuyệt đối không thể có nhiều cổ đông chiến lược hơn con số cho phép vì sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp.

Những điều kiện cần đáp ứng của cổ đông chiến lược là gì?

Nói một cách đơn giản, cổ đông chiến lược sẽ cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Chủ thể này phải là nhà đầu tư trong/ngoài nước có đủ tư cách pháp nhân.
  • Có năng lực tài chính tốt, có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất có lãi, không có lỗ lũy kế.
  • Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược để cam kết những điều sau:
  1.   Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính của thương hiệu của DN Cổ phần hóa trong thời gian ít nhất là 3 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành 1 trong những nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp.
  2. Trong thời gian 3 năm kể từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp, không được chuyển nhượng số cổ phần đã mua.
  3. Tập trung vào các việc chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nhân lực, quản trị doanh nghiệp…
  4. Phải bồi thường về các vi phạm đã cam kết, ký với mức bồi thường theo thiệt hại thực tế của nhà nước tuân theo toàn bộ số lượng cổ phần đã mua khi vi phạm những cam kết đã được ký hoàn thiện.
Xem thêm:  Tìm hiểu cổ phần là gì và những thông tin liên quan

Những đặc điểm của cổ đông chiến lược là gì?

Trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp, cổ đông chiến lược sẽ có những đặc điểm sau đây:

  • Có thể là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Chỉ cần đáp ứng được năng lực tài chính, pháp luật.
  • Phải có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ công ty hoạt động ở nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp.
  • Mỗi doanh nghiệp hiện nay chỉ được phép có tối đa là 3 cổ đông chiến lược mà thôi. Thời gian tối thiểu cần cam kết nắm giữ cổ phần là 5 năm đối với những chủ thể này.
  • Với những trường hợp cổ đông chiến lược muốn nhượng lại cổ phần đang nắm giữ trước thời hạn, cần được sự chấp thuận của Đại hội cổ đồng trong công ty ở thời điểm đó.
Để trở thành cổ đông chiến lược cần đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau
Để trở thành cổ đông chiến lược cần đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau

Bài viết, khái niệm có liên quan:

Những lợi ích, hạn chế mà cổ đông chiến lược có

Các lợi ích của cổ đông chiến lược

  • Có thể can thiệp sâu vào quá trình điều hành, quản trị của doanh nghiệp. Dùng năng lực của mình để mang lại những giải pháp mới cho doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng nâng cao nguồn nhân lực, cải thiện nội tại để doanh nghiệp có thêm những nhân sự tài năng, nhiều kinh nghiệm hơn.
  • Được phép ứng dụng, đưa những công nghệ hiện đại vào quy trình hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng, phát triển DN cũng như tác động tới việc tiếp thu, chuyển giao kinh nghiệm để phát triển tốt hơn.
Xem thêm:  Sổ đăng ký cổ đông: Khái niệm, chức năng, mẫu mới nhất

Hạn chế của cổ đông chiến lược là gì?

Bên cạnh lợi ích có được, cổ đông chiến lược trong doanh nghiệp cũng phải chịu những mặt hạn chế, bị trói buộc nhất định. Dưới đây, cùng BVOTE điểm qua những hạn chế đó nhé:

  • Khi doanh nghiệp có cổ đông chiến lược sẽ khiến các chủ thể khác ở doanh nghiệp đó bị chia sẻ quyền kiểm soát, điều hành. Mọi quyết định đều cần đến sự đồng ý của các bên liên quan trước khi thực hành.
  • Trách nhiệm của cổ đông chiến lược sẽ phân chia đều nên không được chú ý nhiều.
  • Tiêu tốn khá nhiều gian để tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các quyết định. Vì quyết định này còn cần được xét duyệt bởi nhiều bên liên quan. Nếu không khéo có thể làm chậm hoạt động của doanh nghiệp.
  • Việc truyền tải thông tin, trao đổi giữa các cá nhân trong doanh nghiệp sẽ bị gián đoạn khi không đảm bảo tính an toàn của từng thành viên. Vì vậy doanh nghiệp có cổ đông chiến lược thường phải dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu, truyền tải thông tin.
Cổ đông chiến lược
Cổ đông chiến lược cũng gặp một số hạn chế nhất định trong hoạt động của doanh nghiệp

Lời kết

Như vậy, BVOTe đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm cổ đông chiến lược là gì. Đồng thời, nói rõ thêm về đặc điểm, ưu điểm, hạn chế mà những chủ thể đó phải chịu.

Hiện tại, BVOTE đang phân phối phần mềm họp cổ đông trực tuyến, phần mềm bỏ phiếu online cho doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm về những phần mềm này, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé.

Xem thêm:  Đại hội đồng cổ đông là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *