Sổ đăng ký cổ đông: Khái niệm, chức năng, mẫu mới nhất

Sổ đăng ký cổ đông có vai trò rất quan trọng

Sổ đăng ký cổ đông là gì? Làm sao để sở hữu và sử dụng cuốn sổ này đúng cách? Đây là điều nhiều người vẫn còn khá “mù mờ” khi tìm hiểu về luật và hoạt động của doanh nghiệp. Với bài viết này, các chuyên viên của BVOTE sẽ cung cấp cho bạn những lời giải hữu ích liên quan đến cuốn sổ này.

Sổ đăng ký cổ đông là gì?

Khái niệm

Căn cứ theo Điều 122 Luật Doanh nghiệp, sổ cổ đông chính là văn bản/tập dữ liệu điện tử hoặc bao gồm cả 2 loại này. Nó giống như một hình thức chứng thực quyền sở hữu cổ phần trong một công ty cổ phần.

Đây là văn bản, tập dữ liệu ghi lại thông tin về các cổ đông của công ty
Đây là văn bản, tập dữ liệu ghi lại thông tin về các cổ đông của công ty

Công ty Cổ phần có trách nhiệm lập, lưu giữ sổ đăng ký cổ đông. Việc này phải được thực hiện xuyên suốt từ khi công ty được chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đến khi kết thúc hoạt động.

Sổ đăng ký cổ đông trong thực tế có thể là tập tin, hoặc bản ghi dữ liệu điện tử. Trong đó, ghi rõ thông tin về các cổ đông, số lượng cổ phần họ sở hữu trong công ty đó.

Xem thêm:  Cổ đông là gì? Phân loại cổ đông trong công ty Cổ phần

Những nội dung được thể hiện trong sổ đăng ký cổ đông

Dưới đây là những nội dung chính thể hiện trên cuốn sổ này:

  • Tên, địa chỉ, trụ sở hoạt động chính của công ty.
  • Tổng số cổ phần công ty được quyền chào bán, loại cổ phần công ty được quyền chào bán (có ghi rõ từng loại).
  • Tổng số cổ phần đá bán ra của từng loại, giá trị vốn cổ phần đã thực hiện góp.
  • Họ tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của các cổ đông là cá nhân.
  • Tên, mã số doanh nghiệp hoặc các giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ hoạt động của tổ chức đó.
  • Số lượng cổ phần từng loại mà mỗi cổ đông sở hữu, ngày đăng ký cổ phần.

Thông tin liên quan:

Công ty Cổ phần có bắt buộc phải có sổ cổ đông không?

Cuốn sổ này được coi là một trong những chứng từ pháp lý quan trọng bậc nhất của công ty. Vì nó là sự xác nhận của công ty đó về quyền sở hữu cổ phần đối với từng cổ đông.

Đặc biệt, cuốn sổ này cũng thể hiện rõ việc chuyển nhượng cổ phần khi cổ đông thực hiện các thủ tục liên quan. Cá nhân thực hiện mua cổ phần chỉ có thể trở thành cổ đông của công ty khi có thông tin mua bán được ghi nhận rõ ràng tại Sổ đăng ký cổ đông.

Xem thêm:  Cổ đông lớn là gì? Nghĩa vụ và quyền lợi của cổ đông lớn
Nếu không có sổ đăng ký cổ đông, doanh nghiệp sẽ bị phạt
Nếu không có sổ đăng ký cổ đông, doanh nghiệp sẽ bị phạt

Chính vì vậy, cuốn sổ này được xem là bắt buộc phải có đối với một công ty. Ngoài ra, nó còn được xác định rõ với những lý do sau:

  • Công ty Cổ phần phải tiến hành rõ ràng việc lập, lưu giữ sổ đăng ký cổ đông. Nó có thể được lưu trữ dưới dạng điện tử, văn bản hoặc song song cả hai loại.
  • Sổ đăng ký cổ đông sẽ được lưu trữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán dưới dạng đăng ký.
  • Các cổ đông được quyền tra cứu, kiểm tra, xin trích lục, tiến hành sao chép sổ dưới những điều kiện nhất định.

Tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của sổ đăng ký cổ đông

Sổ cổ đông vốn không phải văn bản được nhà nước cấp. Nhưng nó vẫn có vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến nội bộ công ty. Sổ cổ đông mang những vai trò quan trọng như sau:

  • Lưu trữ đầy đủ thông tin của các cổ đông.
  • Địa chỉ liên lạc của từng cổ đông, khi thay đổi cũng cần cập nhật liên tục.
  • Số giấy tờ pháp lý liên quan đến hoạt động cho việc quản trị doanh nghiệp.
  • Là tài liệu xác nhận việc sở hữu cổ phần của các cổ đông trong doanh nghiệp.

Giới thiệu mẫu sổ đăng ký cổ đông công ty cổ phần mới nhất

Không có văn bản quy định cụ thể nào về mẫu sổ đăng ký cổ đông cần tuân thủ. Dưới đây là mẫu sổ mới nhất do các chuyên viên của BVOTE xây dựng. Hãy tải về để tham khảo và xây dựng một mẫu sổ đăng ký phù hợp nhất với hoạt động của doanh nghiệp nhé.

Xem thêm:  Cổ phiếu là gì? Các chỉ số của cổ phiếu

Công ty cổ phần không có sổ đăng ký cổ đông có bị phạt không?

Nếu một công ty Cổ phần không thành lập, lưu giữ loại sổ này sẽ phải chịu xử lý của pháp luật. Cụ thể mức phạt sẽ căn cứ vào điều 34 – Vi phạm khác liên quan đến việc tổ chức và quản lý doanh nghiệp.

b, Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông

Mức phạt tiền đối với sai phạm này là từ 10 triệu – 15 triệu đồng. Sau khi xử lý vi phạm, doanh nghiệp cần phải thực hiện thành lập sổ đăng ký thành viên – cổ đông theo đúng mẫu để đảm bảo tính hợp pháp của việc quản lý thành viên.

Kết luận

Việc lập và quản lý mẫu sổ này cần được thực hiện theo đúng quy định
Việc lập và quản lý mẫu sổ này cần được thực hiện theo đúng quy định

Như vậy, BVote đã cung cấp những thông tin cần thiết để bạn hiểu về sổ đăng ký cổ đông. Hy vọng thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực quản lý hoạt động doanh nghiệp.

Hiện tại, BVOTE đang cung cấp phần mềm họp cổ đông điện tử, phần mềm bỏ phiếu điện tử. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng, tham khảo về chức năng của phần mềm này, liên hệ ngay với BVOTE để được tư vấn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *