Theo quy định pháp luật đưa ra, Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. Bên cạnh cuộc họp thường nên, Đại hội cổ đông bất thường có thể diễn ra bất cứ khi nào.Tuy nhiên, việc triệu tập họp cổ đông bất thường được thực hiện ra sao, có quy định gì không? Nội dung sau đây, Bvote sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin mới nhất.
Trường hợp nào triệu tập Đại hội cổ đông bất thường
Họp bất thường Đại hội cổ đông thường được xét trong nhiều trường hợp khác nhau:
- Cần thiết cho lợi ích chung của công ty.
- Số lượng thành viên thuộc Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát ít hơn số thành viên tối thiểu theo quy định của Nhà nước.
- Theo yêu cầu cổ đông hoặc là nhóm cổ đông công ty (có quy định rõ tại khoản 2 điều 115 theo Luật doanh nghiệp).
- Theo yêu cầu từ Ban kiểm soát.
Đại hội cổ đông bất thường thực hiện thời gian nào?
Trừ trường hợp điều lệ công ty đưa ra những quy định khác, Hội đồng quản trị phải tổ chức cuộc họp cổ đông bất thường trong thời hạn từ 30 ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp có quy định ở điểm b khoản 1 điều 140 (LDN 2020). Nếu như hội đồng quản trị không triệu tập Hội đồng họp bất thường theo quy định, Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên tham gia phải bồi thường những rủi ro thiệt hại phát sinh cho công ty.
Trong trường hợp Hội đồng quản trị không tổ chức Đại hội đồng theo quy định, trong vòng 30 ngày tiếp theo Ban kiểm soát sẽ thay thế Hội đồng quản trị và có trách nhiệm tập hợp Đại hội đồng cổ đông. Nếu như không triệu tập theo quy định, Ban Kiểm soát sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
Nếu Ban kiểm soát không triệu tập Đại hội đồng cổ đông, tiếp theo sẽ là cổ đông hoặc là nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần có quyền đại diện cho công ty để triệu tập (quy định tại khoản 2 điều 115, Luật Doanh nghiệp 2020).
Người triệu tập Đại hội cổ đông bất thường có nhiệm vụ gì?
Người triệu tập Đại hội cổ đông sẽ làm những nhiệm vụ dưới đây:
- Lập danh sách dự họp của những cổ đông tham gia.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cũng như có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại.
- Chuẩn bị tài liệu có liên quan đến cuộc họp, lên kế hoạch chương trình và nội dung cuộc họp.
- Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông dựa trên nội dung dự kiến đưa ra.
- Danh sách và thông tin chi tiết của từng ứng cử viên nếu như có bầu thành viên trong Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên.
- Xác định thời gian, địa điểm họp và gửi thông báo với từng cổ đông sẽ dự họp.
- Thực hiện những công việc khác liên quan đến cuộc họp.
Quyền dự họp đại hội cổ đông thực hiện như thế nào?
Cổ đông được công nhận là tham dự và có quyền biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông trong những trường hợp sau:
- Tham dự và biểu quyết ở sự kiện là các cuộc họp.
- Uỷ quyền cho cá nhân hoặc tổ chức đến tham gia, biểu quyết.
- Tham gia, biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc theo những hình thức điện tử khác.
- Gửi phiếu biểu quyết bỏ phiếu qua hình thức thư điện tử, thư truyền thống, fax.
Xem thêm: Đại hội cổ đông thường niên là gì? Có quyền hạn như thế nào?
Những câu hỏi thường gặp về Đại hội cổ đông bất thường?
Sau đây là những giải đáp có liên quan đến Đại hội cổ đông bất thường mà bạn cần nắm bắt:
Chủ thể nào có quyền yêu cầu triệu tập, tổ chức Đại hội đồng cổ đông?
Những người có quyền tổ chức cuộc họp đó là Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, sau đó là cổ đông/nhóm cổ đông có từ 10% cổ phần phổ thông có thời hạn ít nhất là 6 tháng.
Khi nào người triệu tập phải gửi thông báo cho các thành viên khác?
Người triệu tập Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời dự cho tất cả cổ đông thuộc Danh sách cổ động có quyền dự họp chậm nhất là trước 10 ngày thời điểm khai mạc diễn ra nếu như Điều lệ công ty không có quy định thêm.
Tổ chức họp Đại hội cổ đông bất thường trực tuyến có được không?
Việc tổ chức họp bất thường theo phương thức trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là vào thời điểm công nghệ số bùng nổ. Chỉ cần thông qua ứng dụng, các cổ đông có thể tham gia vào cuộc họp này. Ưu điểm của hình thức này đó là tiết kiệm thời gian đi lại, cũng như chi phí thuê địa điểm, in ấn tài liệu…
Ứng dụng công nghệ Blockchain, nên BVOTE luôn đảm bảo an toàn dữ liệu tuyệt đối khi doanh nghiệp tổ chức cuộc họp. Hơn nữa, ứng dụng còn có khả năng kết nối hơn 500,000 đại biểu tham dự cùng lúc dù ở bất cứ khi nào. Bên cạnh đó, Bvote còn hỗ trợ các doanh nghiệp kê khai, kết xuất, công bố thông tin lên Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước sau ĐHCĐ.
Có thể bạn cần biết: Giải pháp tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến chuyên nghiệp
Với những thông tin mà Bvote chia sẻ bạn đã hiểu hơn về Đại hội cổ đông bất thường cũng như những quy định liên quan. Nếu như có nhu cầu tổ chức các cuộc họp cổ đông trực tuyến hãy nhanh chóng liên hệ đến chúng tôi theo số hotline (+84) 86 966 1866.