Nhà đầu tư là gì chắc hẳn đã trở nên quá quen thuộc trong lĩnh vực tài chính. Nhưng bạn đã thực sự hiểu hết về nhà đầu tư chưa. Mời bạn đọc bài viết dưới đây của BVOTE để có cái nhìn tổng quan, rõ ràng hơn về nhà đầu tư và cách trở thành một nhà đầu tư thông minh.
Nhà đầu tư là gì?
Theo khoản 18, điều 3 của Luật Đầu tư năm 2020, nhà đầu tư được định nghĩa là các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm nhà đầu tư từ trong nước đến ngoài nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Để hiểu một cách đơn giản giúp bạn dễ hình dung nhà đầu tư là gì, thì đây là những người tham gia đầu tư bằng việc đặt tiền vào một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ hoặc lĩnh vực khác nhau với mục tiêu kiếm lợi nhuận. Nhà đầu tư ở đây có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc một tổ chức.
Ví dụ, nếu bạn là một người thường xuyên mua trái phiếu, cổ phiếu hoặc thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán để kiếm lãi thì bạn chính là một nhà đầu tư chứng khoán..
Phân loại nhà đầu tư hiện nay
Như đã nói ở mục khái niệm nhà đầu tư là gì, theo quy định, nhà đầu tư hiện nay sẽ có ba loại đó chính là:
- Nhà đầu tư trong nước: Là những cá nhân có quốc tịch Việt Nam và không có người nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông trong tổ chức kinh tế.
- Nhà đầu tư ngoài nước: Là những cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, nhằm mục đích hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Những tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, với người đầu tư thành viên hoặc cổ đông là người nước ngoài.
Dù có ba loại nhà đầu tư, nhưng chỉ có hai loại điều kiện và thủ tục đầu tư được áp dụng. Đó là thủ tục áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước và thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Các hình thức đầu tư hiện nay
Đến đây chắc hẳn, các bạn đang thắc mắc về các hình thức đầu tư trên thị trường hiện nay. Vậy hình thức đầu tư là gì, hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Căn cứ điều 21 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, có năm hình thức đầu tư bao gồm: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Hợp đồng BCC; Các hình thức đầu tư và loại hình tổ chức kinh tế mới. Trong đó, có ba chính chúng ta thường xuyên thấy trong thị trường đầu tư.
Xây dựng tổ chức kinh tế
Đối với nhà đầu tư trong nước, việc thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và các quy định tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế khác nhau.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, cần phải tuân thủ các điều kiện tiếp cận thị trường đối với những người nước ngoài, bao gồm:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của người nước ngoài trong tổ chức kinh tế.
- Hình thức.
- Phạm vi hoạt động.
- Năng lực và các đối tác tham gia hoạt động đầu tư.
- Các điều kiện khác được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội hay nghị định của Chính phủ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là đất nước thành viên.
Góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp
Các nhà đầu tư sẽ có quyền góp vốn, mua cổ phần và mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Đặc biệt, đối với nhà đầu tư nước ngoài, phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Điều 9 của Luật Đầu tư quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Bảo vệ an ninh và quốc phòng, theo quy định của Luật.
- Luật Đất đai quy định về điều kiện nhận quyền sử dụng đất và điều kiện sử dụng đất ở các địa điểm như đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Hợp đồng BCC
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là việc ký kết hợp đồng nhằm hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận mà không cần thành lập một tổ chức kinh tế.
- Khi ký kết hợp đồng BCC giữa các nhà đầu tư trong nước, quy trình thực hiện tuân theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Khi ký kết hợp đồng BCC giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài, thủ tục được thực hiện theo quy định của Điều 38 trong Luật Đầu tư năm 2020, bao gồm việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Những quy định về nhà đầu tư
Khi quyết định trở thành một nhà đầu tư, việc quan trọng nhất là nắm được các quy định pháp luật về nhà đầu tư là gì. Từ đó bạn sẽ biết được quyền và nghĩa vụ của mình phải làm với tư cách là một nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Chính sách đầu tư kinh doanh
Chính sách đầu tư kinh doanh được quy định trong Điều 5 của Luật Đầu tư, và nhà đầu tư có những quyền sau đây:
- Quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề không bị luật cấm.
- Quyền tự chủ quyết định về hoạt động kinh doanh, tuân theo quy định của luật và các quy định pháp luật liên quan khác.
- Quyền tiếp cận và sử dụng các nguồn tín dụng, quỹ hỗ trợ, đất đai và các nguồn tài nguyên khác được hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Nhà nước cung cấp chính sách ưu đãi và hỗ trợ đối với nhà đầu tư theo các nguyên tắc sau:
- Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, vốn, thu nhập và các lợi ích, quyền hợp pháp khác của nhà đầu tư.
- Nhà nước đối xử bình đẳng đối với tất cả mọi người và có chính sách khuyến khích. Chính sách này tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển của các ngành kinh tế bền vững.
- Nhà nước tôn trọng và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế về kinh doanh mà Việt Nam là đất nước thành viên.
Những ngành nghề không được phép tham gia đầu tư
Theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư không được phép đầu tư vào các loại doanh nghiệp sau:
- Kinh doanh thuốc theo quy định tại Phụ lục 1.
- Kinh doanh các loại hóa chất và khoáng vật theo quy định tại Phụ lục 2.
- Kinh doanh mẫu vật của những loài động, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Hoặc mẫu vật của các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm loại 1 có nguồn gốc tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 Luật Đầu tư.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng không được tham gia vào các hoạt động sau:
- Buôn bán mại dâm.
- Mua, bán người hoặc các mô, bộ phận trên cơ thể người.
- Các hoạt động thương mại có liên quan đến sinh sản vô tính trên cơ thể người.
- Kinh doanh pháo nổ.
Quy định về góp vốn, mua cổ phần
Theo quy định tại Điều 24 của Luật Đầu tư, các nhà đầu tư được quyền góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các quy định sau:
Quy định về góp vốn:
- Mua cổ phần được phát hành thêm hoặc phát hành lần đầu của công ty cổ phần.
- Góp vốn vào các công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Đóng góp vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trước đó.
Mua cổ phần:
- Mua cổ phần trong công ty cổ phần từ công ty phát hành hoặc cổ đông trong công.
- Mua phần vốn góp của các thành viên trong Công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của Công ty đó.
- Mua phần vốn góp của các thành viên góp để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
- Mua vốn của thành viên tổ chức kinh tế khác ngoài các tổ chức kinh tế đã được quy định trước đó.
Sau khi mua cổ phần của một công ty, vai trò của nhà đầu tư là gì? Lúc này, nhà đầu tư đã trở thành một cổ đông và có thể tham gia các cuộc họp đại hội cổ đông. Trong cuộc họp đại hội cổ đông, nhà đầu tư có quyền bỏ phiếu trực tiếp hoặc thông qua các phương thức bỏ phiếu online để tham gia vào quyết định của công ty.
Quyền sở hữu tài sản
Theo quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư có quyền sở hữu tài sản hợp pháp và không bị quốc hữu hóa hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trong trường hợp Nhà nước thu mua, sử dụng tài sản vì các lý do như lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng, tình trạng khẩn cấp,… thì phải thực hiện chi trả và bồi thường cho nhà đầu tư theo quy định của luật về thu mua, sử dụng tài sản và các luật liên quan khác. Do đó, nhà đầu tư hoàn toàn có quyền quan tâm và sở hữu các tài sản hợp pháp mà họ sở hữu.
Quy định về việc chuyển nhượng dự án đầu tư
Theo quy định tại Điều 45 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc chuyển một phần dự án cho người khác nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không thuộc một trong các trường hợp đã bị chấm dứt hoạt động theo quy định.
- Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án trong các ngành, nghề có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, cần tuân thủ các quy định và điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đó.
- Nếu việc chuyển nhượng các dự án liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà đầu tư cần tuân thủ các điều kiện theo quy định của Luật Đất đai và Luật Quản lý bất động sản.
- Nhà đầu tư cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư thương mại
Theo quy định tại Điều 14 Luật Đầu tư, tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư thương mại sẽ được giải quyết bằng các phương pháp thương lượng, hòa giải. Nếu không thể giải quyết, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án. Cụ thể:
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư trong nước và tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài, hoặc giữa các nhà đầu tư trong nước và tổ chức kinh tế có vốn ngoài nước với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam sẽ được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam.
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là người nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư bên ngoài nước sẽ được giải quyết thông qua các cơ quan như: Tòa án Việt Nam, Trọng tài Việt Nam, Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế. Việc thành lập Trọng tài sẽ tuân theo thỏa thuận của các bên tranh chấp.
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam sẽ được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ khi có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên đã quy định khác.
Những điều cần biết để trở thành nhà đầu tư thông minh
Vậy những yếu tố cần có ở một nhà đầu tư là gì? Từ cuốn sách nổi tiếng “Nhà đầu tư thông minh” của Benjamin Graham, chúng ta có thể thấy rằng, một nhà đầu tư sẽ cần phải có những điểm sau:
- Hiểu rõ về lĩnh vực bản thân muốn đầu tư.
- Xác định được mục tiêu và biết lập kế hoạch cho từng giai đoạn.
- Khả năng phân tích và chọn lựa loại hình, lĩnh vực đầu tư.
- Không nên đầu tư toàn bộ vào một lĩnh vực.
- Thường xuyên theo dõi và đánh giá thị trường.
- Thiết lập một biên độ thật an toàn cho kế hoạch đầu tư.
- Giữ vững tâm lý, không chạy theo xu thế đám đông.
- Không ngừng học hỏi và nâng cấp bản thân trong lĩnh vực đầu tư.
Bài viết trên đây của BVOTE đã cung cấp cho bạn về nhà đầu tư là gì và những kiến thức liên quan. Có thể thấy rằng, đầu tư luôn là một chủ đề hấp dẫn và quan trọng, với mục tiêu đạt được lợi nhuận tối đa. Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã nắm được nhiều thông tin hữu ích và cảm thấy tự tin hơn trong việc trở thành một nhà đầu tư.
Để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác về đại hội nhà đầu tư, quỹ đầu tư và các thông tin quan trọng khác về lĩnh vực tài chính, hãy truy cập vào website của chúng tôi ngay. Đồng thời, cũng đừng quên theo dõi Fanpage của BVOTE để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!