Đánh giá chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp được xem là tấm hộ chiếu để hội nhập trên thị trường. Ở Việt Nam xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp còn khá mới mẻ, trong khi ở các nước khác thì đây lại là hoạt động phổ biến. Vậy chỉ số tín nhiệm mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Bvote để biết câu trả lời nhé.
Đánh giá chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp là gì?
Chỉ số tín nhiệm là cơ sở quan trọng trong quá trình quốc tế hóa thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp tiến hành xếp hạng tín nhiệm. Đánh giá chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp là những ý kiến đánh giá về rủi ro, chất lượng tín dụng, khả năng của chủ thể trong việc đáp ứng nghĩa vụ, mục tiêu tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
Dựa vào chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp có thể đánh giá tổng hợp về mặt định tính và định lượng của một tổ chức độc lập trong hoạt động kinh doanh. Điều này thể hiện sức mạnh về khả năng tài chính của một công ty trên cơ sở nhận định về quá trình hoạt động. Bên cạnh đó các tổ chức đánh giá chỉ số tín nhiệm cũng sẽ xem xét đến các cam kết phát triển của doanh nghiệp về mọi mặt.
Đánh giá chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp thông qua chỉ số D&B Rating
D&B Rating là đánh giá tổng thể về sức mạnh tài chính và uy tín tín dụng của một doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính. D&B Rating là một phần trong hồ sơ doanh nghiệp được sử dụng bởi người cho vay, nhà cung cấp và đối tác tiềm năng. Từ đó sẽ giúp đánh giá chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp đó và quản lý rủi ro khi hợp tác kinh doanh.
Chỉ số D&B Rating bao gồm:
- Chỉ số sức mạnh tài chính: Thể hiện quy mô doanh nghiệp dựa trên giá trị hoặc vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp nào cung cấp báo cáo tài chính cho D&B mới có số liệu này. Trong đó cấp cao nhất là 5A nói về các công ty có giá trị ròng trên 437 tỷ 432 triệu đồng, cấp cao nhất là H nói về các công ty có giá trị ròng dưới 26 triệu đồng.
- Chỉ số rủi ro: Chỉ số này thể hiện uy tín tín dụng của doanh nghiệp được thu thập thường xuyên bao gồm: Lịch sử thanh toán, thông tin tài chính, hồ sơ công khai và các yếu tố khác.
Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ngày càng quan trọng
Có thể bạn chưa biết, xếp hạng tín nhiệm đã được thực hiện phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng, hoạt động này lại khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, con số doanh nghiệp tiến hành làm đánh giá tín nhiệm đã tăng nhưng vẫn không nhiều như các quốc gia khác.
Trong lĩnh vực tài chính, xếp hạng tín nhiệm ngày càng trở nên quan trọng. Bởi nếu không có công ty nào xếp hạng tín dụng thì các nhà đầu tư sẽ không có thông tin để làm cơ sở quyết định có nên đầu tư hay không. Bởi quá trình đánh giá liên quan đến khả năng tài chính, danh mục kinh doanh và cả bảng cân đối kế toán.
Đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp còn được xem như tấm hộ chiếu cho quá trình quốc tế hóa thương hiệu. Đó chính là lý do, ngày các có nhiều doanh nghiệp lớn tiến hành đánh giá như các ngân hàng, tập đoàn bảo hiểm,…vì muốn mở rộng thị trường.
Vì sao nên đánh giá chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp?
Xếp hạng tín nhiệm sẽ giúp doanh nghiệp có được rất nhiều lợi ích, nâng cao năng lực cạnh tranh và tính chuyên nghiệp. Dưới đây là những lý do doanh nghiệp nên thực hiện đánh giá chỉ số tín nhiệm.
Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường vốn
Khi đánh giá chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp và được xếp hạng cụ thể, công ty có thẻ mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước. Điều này giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng và đảm bảo duy trì sự ổn định nguồn tài trợ cho công ty. Doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm cao có thể duy trì thị trường vốn trong mọi hoàn cảnh, kể cả khi thị trường vốn đang có biến động bất lợi.
Xếp hạng tín nhiệm càng cao thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lãi suất vay càng thấp. Bởi vì các nhà đầu tư sẵn sàng nhận mức lãi suất thấp hơn cho một đối tác an toàn và đáng tin cậy. Đối với ngân hàng, đây là cơ sở để quản trị tín dụng nhằm giới hạn rủi ro và hỗ trợ trong việc phân loại nợ để tối đa hóa lợi nhuận khi cho doanh nghiệp vay vốn.
Đóng quan trọng trong lĩnh vực tài chính
Có thể thấy rằng đánh giá chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Theo các chuyên gia, nếu không có một công ty xếp hạng tín dụng trong nước nào thì doanh nghiệp Việt Nam phải dựa vào công ty xếp hạng nước ngoài. Điều này được thực hiện khi phát hành trái phiếu trên thị trường trong nước. Từ đó, chỉ số tín nhiệm sẽ giúp các nhà đầu tư biết rằng mình có nên quyết định đầu tư hay không.
Giúp doanh nghiệp vươn xa hơn
Thực tế cho thấy rằng, việc xếp hạng chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp không phải là một món quà. Đơn giản là doanh nghiệp muốn vươn xa hơn phải có tầm nhìn chiến lược và luôn nỗ lực vì mục tiêu. Điều quan trọng hơn cả cho một doanh nghiệp khi được xếp hạng tín nhiệm là hỗ trợ thay đổi hệ thống theo chuẩn mực quốc tế, dễ dàng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu trên thị trường.
Hiện nay các doanh nghiệp lớn đã thực hiện đánh giá chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp. Ví dụ các doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm dựa vào cơ sở sức mạnh tài chính và khả năng sinh lời. Có thể khẳng định rằng trong thời buổi hội nhập, doanh nghiệp muốn phát triển mạnh mẽ và tiến xa hơn phải có tầm nhìn và đánh giá chỉ số tín nhiệm.
> Xem thêm:
- Mẫu phiếu đánh giá tín nhiệm cán bộ và quy trình lấy phiếu chuẩn
- Bỏ phiếu tín nhiệm là gì? Nguyên tắc bỏ phiếu tín nhiệm
Những thông tin về đánh giá chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp đã được chia sẻ cụ thể ở bài viết trên. Hy vọng rằng doanh nghiệp sẽ có quyết định đúng đắn cho quá trình phát triển của mình.
BVOTE là đơn vị cung cấp giải pháp họp đại hội cổ đông trực tuyến cùng sự kiện ứng dụng công nghệ Blockchain uy tín sẽ luôn đồng hành cùng các đơn vị, doanh nghiệp. Đừng quên liên hệ để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng.