Công ty cổ phần có sự thay đổi về cổ đông sáng lập cần làm những thủ tục gì là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn hiện nay. Nhiều trường hợp công ty có sự thay đổi cổ đông sáng lập nhưng không nắm được các quy định pháp luật dẫn đến thiếu sót trong thủ tục và trình tự thực hiện. Sau đây, Bvote sẽ hướng dẫn về thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập chi tiết qua nội dung dưới đây.
Đối tượng nào là cổ đông sáng lập?
Trước khi tìm hiểu về thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập, bạn cần phải hiểu rõ cổ đông sáng lập là ai. Dựa theo quy định khoản 3 Điều 4 LDN 2020, định nghĩa cổ đông sáng lập là cổ đông có ít nhất một cổ phần phổ thông đồng thời có ký trên thuộc danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
Những công ty cổ phần khi mới thành lập bắt buộc có ít nhất là 3 cổ đông sáng lập. Những công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty được hợp nhất, sáp nhập với công ty cổ phần khác không bắt buộc phải có cổ đông sáng lập.
Những trường hợp được thay đổi cổ đông sáng lập
Để hiểu về thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập, bạn cần nắm rõ quy định về trường hợp được thay đổi cổ đông sáng lập và thay đổi hồ sơ:
Trường hợp thay đổi
Những trường hợp nào được thay đổi cổ đông sáng lập khi chuyển nhượng cổ phần? Cụ thể có những trường hợp dưới đây:
- Việc thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập chỉ được áp dụng với những công ty chưa có cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch.
- Việc thông báo thay đổi các thông tin về cổ đông sáng lập đến Phòng đăng ký kinh doanh chỉ được phép thực hiện ở trường hợp mà cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định ( Điều 113, LDN 2020). Cơ sở pháp lý về những trường hợp này căn cứ theo khoản 2 Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Khi hồ sơ đăng ký thay đổi
Dựa trên cơ sở pháp lý ở khoản 3 Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký thay đổi gồ:
- Thông báo về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến người đại diện pháp luật của doanh nghiệp ký.
- Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần đó, nhưng không bao gồm những cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua.
Tìm hiểu thêm:
Giải pháp họp đại hội cổ đông trực tuyến ứng dụng công nghệ Blockchain
Phần mềm bỏ phiếu online hiện đại nhất 2023
Tổ chức sự kiện ứng dụng công nghệ Blockchain uy tín
Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập chi tiết
Khi có thay đổi cổ đông sáng lập, doanh nghiệp cần thực hiện những điều dưới đây được quy định tại Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
- Đưa ra thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, tính thời gian từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trước đó.
- Sau khi hoàn thành tiếp nhận hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp, phía Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hàng đưa giấy biên nhận cũng như kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đó. Sau đó, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật theo thông tin cổ đông sáng lập lên Cơ sở dữ liệu quốc gia thuốc mục đăng ký doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có yêu cầu, phía Phòng Đăng ký Kinh doanh cung cấp giấy xác nhận cho việc thay đổi cổ đông sáng lập.
Quy định cụ thể về các trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập
Tùy theo trường hợp khác nhau mà có thể đăng ký hoặc không đăng ký theo thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh cụ thể:
Thay đổi cổ đông sáng lập từ chuyển nhượng cổ phần
Dựa trên quy định điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 và khoản 2 điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, nếu như có sự thay đổi cổ đông sáng lập mà nguyên nhân do chuyển nhượng tặng cho, thừa kế phần vốn góp sẽ không cần thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập là thực hiện ký hợp đồng chuyển nhượng và thay đổi thông tin của cổ đông trong công ty.
Cổ đông chưa thanh toán/thanh toán một phần số cổ phần đăng ký mua
Theo điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020, với trường hợp mà cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ mới thanh toán một số cổ phần đã đăng ký mua, công ty bắt buộc phải làm các thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập và thông báo nội dung thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Công ty có trách nhiệm thực hiện thông báo đến Phòng đăng ký nơi công ty đặt trụ sở chính về thay đổi thông tin cổ phần trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trước đó.
Như vậy, qua những thông tin trên, Bvote đã giúp bạn hiểu hơn về thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập. Qua đó, doanh nghiệp có thể thực hiện đúng quy trình, các quy định pháp luật chính xác nhất.
Có thể bạn cần biết:
Cổ đông hiện hữu là gì? Quy định pháp luật về cổ đông hiện hữu
Mẫu nghị quyết đại hội đồng cổ đông cập nhập 2023